CỔNG TỰ ĐỘNG, CÁC LOẠI CỔNG TỰ ĐỘNG: ÂM SÀN, TAY ĐÒN VÀ TRƯỢT
Cổng tự động còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như cổng mở điện, motor cổng tự động… Chủ yếu nói về một thiết bị motor được gắn trực tiếp lên cánh cửa, giúp cửa có thể đóng mở tự động từ xa qua tay điều khiển, hoặc thậm chí là qua điện thoại…
Trên thị trường hiện nay có 3 loại motor cổng tự động chỉnh và thường được gọi là: Cổng tự động âm sàn, Cổng tự động tay đòn và cổng trượt lùa tự động.
1. Cổng tự động âm sàn
Định nghĩa
Cổng tự động âm sàn là loại cổng có motor được đặt âm dưới nền đất và hàn gắn trực tiếp lên cánh cổng, từ đó motor tiếp nhận tín hiệu và đóng mở cổng thông qua tay điều khiển và điện thoại.
Ưu điểm của cổng tự động âm sàn:
– Tính thẩm mỹ cao: Vì được đặt âm dưới nền đất và gần trụ cánh cổng, những gì mà người quan sát có thể thấy chỉ là nắp hộp của bộ motor nằm phẳng trên mặt đất. Trên thực tế thì trông cũng không khác so với những cánh cổng thông thường là bao.
– Hoạt động êm ái: Hoạt động êm ái và gần như không gây ra tiếng ồn, kể cả đóng mở vào ban đêm hay trong khu dân cư đông đúc.
– Khả năng tải cao: Motor âm sàn được thiết kế để có thể chịu tải mọi loại cánh cổng, từ cổng nhẹ như inox hay cổng nặng như cổng nhôm đúc. Tải trọng một cánh mà motor có thể tải được lên tới hơn 1 tấn.
– Bảo hành lâu dài: Tại Hằng Sing, chúng tôi bảo hành bộ mô tơ âm sàn 1 đổi 1 trong vòng 2 năm.
Nhược điểm của cổng tự động âm sàn:
– Giá thành cao hơn so với tay đòn, do thiết kế và tải trọng tốt, cổng âm sàn thường có giá thành cao hơn so với bộ tay đòn.
– Lắp đặt tùy vào điều kiện địa hình: Để lắp đặt được bộ mô tơ âm sàn, thì cần phải đặt dế dưới cánh cổng và cần một lỗ sâu khoảng 500mm. Nếu dưới cánh cổng có vật cản hoặc hay là chỗ hay bị tụ nước thì lại càng không thể lắp đặt.
2. Cổng tự động tay đòn
Định nghĩa
Cổng tự động tay đòn là bộ mô tơ tay đòn được gắn trực tiếp lên trụ và cánh cổng để thực hiện việc đóng mở thông qua tín hiệu từ bộ điều khiển.
Cách thức hoạt động của tay đòn giống như một chiếc kìm, khi hoạt động, động cơ sẽ kéo các phần của bản lề lại với nhau một cách hiệu quả. Cơ chế hoạt động rất đơn giản và có thể lắp đặt được trên mọi loại cánh cổng.
Ưu điểm của cổng tự động tay đòn
– Phù hợp: Có thể lắp đặt với hầu hết mọi loại cánh cổng khác nhau, bất kể trọng lượng hay vị trí địa lý. Đây là một ưu điểm tuyệt vời và giúp cho bộ motor tay đòn trở nên phổ biến.
– Nhanh hơn: Thời gian thực hiện đóng mở cổng thường nhanh hơn so với âm sàn do cơ chế di chuyển ít hơn.
– Dễ dàng lắp đặt: Việc lắp đặt được triển khai tương đối dễ dàng và gắn trực tiếp vào trụ cổng, có thể lắp đặt lúc nào cũng được.
– Động cơ mạnh mẽ: Do cơ chế hoạt động đơn giản, các thiết bị đóng mở có thể lắp đặt chính xác, cần ít bảo dưỡng hơn và ít khi hỏng hóc.
Nhược điểm của cổng tự động tay đòn
– Hạn chế với cổng 4 cánh: Khi lắp đặt tay đòn cho cổng có 4 cánh sẽ có một vài lưu ý nhất định
+ Cần ray dẫn hướng cho cánh cổng thứ hai.
+ Xem xét cổng đóng gập vào trong hay ra ngoài, nếu gập cổng ra ngoài thì sẽ phải lắp bộ tay đòn ở ngoài. Do khi gập cổng có thể va chạm với motor nếu đặt không đúng vị trí.
+ Hiệu ứng cánh buồm của cổng 4 cánh tạo ra lực cản mạnh trong điều kiện thời tiết có nhiều gió mạnh, lực cản của gió có thể vượt quá tải trọng của motor
– Hạn chế về mặt thẩm mỹ: Do tay đòn được gắn trực tiếp lên trụ cổng nên có thể quan sát thấy rõ.
– Cần tính toán một khoảng không gian để đặt bộ tay đòn, do vậy bộ cổng tay đòn thường phù hợp hơn với những khu nhà có cổng rộng.
3.Cổng trượt tự động
Định nghĩa
Cổng trượt tự động hay cổng lùa tự động, là bộ mô tơ giúp cho cổng trượt, cổng lùa có thể đóng mở tự động theo tín hiệu điều khiển.
Cổng trượt lùa tự động là một giải pháp độc đáo, mang tính bảo mật an toàn cao trong nhiều trường hợp và khá phổ biến trong các khu công nghiệp thương mại hoặc trung tâm.
Ưu điểm của cổng trượt tự động
Cổng trượt tự động được đánh giá là hệ thống cổng tự động an toàn nhất hiện nay, do khả năng hoạt động và cơ chế định vị. Khi đóng thì gần như không thể mở được từ người ngoài, cổng lùa được giữ cố định bởi hệ thống theo dõi, cơ chế truyền động và các tính năng khác khi lắp đặt.
Cổng trượt thường được di chuyển qua lại trên các bánh xe theo rãnh hoặc bánh xe định hướng dầm ngang. Động cơ tự động sẽ điều khiển cổng chạy bằng cách sử dụng cơ cấu giá đỡ và bánh răng trên cổng, sẽ hàn gắn một bánh răng dưới chân cổng. Cơ cấu này cần có mặt đất phẳng và một dầm thép đặt xuống dưới mặt đất với chiều dài bằng với chiều dài của cổng ở vị trí mở và đóng, thường được tính thêm cả chiều dài của động cơ( khoảng 300 mm).
Yếu tố trọng lượng
Không giống như cổng đóng mở, yếu tố quan trọng của cổng trượt tự động là trọng lượng của mỗi lá cổng, đặc biệt đối với những cổng trượt có nhiều hơn 1 cánh. Đa số trọng lượng một cánh thường nằm trong khoảng 300-800 kg. Đối với trọng lượng nặng hơn sẽ cần bộ động cơ có khả năng tải tốt hơn. Đặc biệt ở các cổng công nghiệp đặc biệt, tải trọng cổng từ 2 tấn – 4 tấn, thường yêu cầu nguồn điện xoay chiều 415V ba pha.
Một bộ cổng tự động bao gồm những gì?
Hiện nay, một bổ cộng tự động bao gồm rất nhiều thiết bị linh kiện khác nhau để có giải pháp toàn diện nhất cho đến tay khách hàng cuối cùng.
1. Cánh cổng: Là một phần không thể thiếu, để lắp đặt được motor cổng, thì điều kiện thiết yếu bạn đầu bao giờ cũng là cổng phải mở được bằng tay và trơn tru trước. Sau đó lắp đặt thì bộ motor mới hoạt động bền bì và êm ái được.
2. Motor cổng: Đây là thành phần quan trọng nhất trong bộ cổng tự động, là thiết bị tác động lực và chịu tải chính trên cánh cổng, tiếp nhận tín hiệu từ tủ điều khiển và thực hiện việc đóng mở.
3. Tủ điều khiển: Thiết bị điều khiển trực tiếp cánh cổng, tiếp nhận và truyền tải tín hiệu lên motor cổng, từ đó giúp cổng thực hiện việc đóng mở dễ dàng.
4. Bộ cảm biến vật cản, cảm biến an toàn: Được lắp đặt trên cổng đóng mở tự động,
5. Tay điều khiển từ xa: Sau khi hoàn thành, cài đặt tín hiệu cho tay và tủ điều khiển, khách hàng thường sẽ nhận được 2 chiếc remote giúp điều khiển việc đóng mở cổng tự động.
6. Card thu phát tín hiệu.
7. Bộ mở qua điện thoại: Để có thể mở được cổng bằng APP, khi bạn ở xa và vẫn có thể mở được cổng ở nhà thì cần có một thiết bị nhận tín hiệu có kết nối mạng. Tiếp nhận tín hiệu thông qua mạng internet sau đó truyền đạt tín hiệu đến cánh cổng. Thông thường bộ mở qua điện thoại phải mua thêm, không đi kèm với bộ cổng tự động.
8. Bộ lưu điện: Giống như Ắc Quy, bộ lưu điện giúp cho cổng tự động có thể hoạt động bất chấp việc có điện hay không có điện. Cũng là một thiết bị mua rời.
Một số thắc mắc về cổng tự động
1. Khi mất điện thì tôi vào nhà bằng cách nào?
Có 2 phương hướng giải quyết cho cổng tự động trong trường hợp bị mất điện:
- Sử dụng chìa khóa đi kèm bộ cổng, bạn chỉ việc mở nắp ra và vặn chìa khóa, sau đó cổng sẽ có thể đẩy được bằng tay như bình thường.
- Sử dụng bộ lưu điện mua ngoài, khi lắp đặt cổng tự động, bạn có thể lựa chọn mua thêm bộ lưu điện. Bộ lưu điện này sẽ có chức năng tương tự như Ắc Quy, và có thể giúp cho cổng của bạn hoạt động bình thường trong trường hợp bị mất điện.
2. Tôi nên lắp cổng tự động âm sàn hay tay đòn?
Có thể là âm sàn có tính thẩm mỹ cao hơn so với tay đòn, tuy nhiên cần phải dựa theo điều kiện địa hình và cổng thực tế, cũng như yêu cầu đến từ phía gia chủ. Dưới đây là một vài lưu ý:
- Về độ thẩm mỹ: Âm sàn hơn, tay đòn dễ quan sát và cần có nhiều không gian hơn.
- Địa lý lắp đặt: Tay đòn hơn, lắp đặt dễ dàng hơn, thời gian lắp đặt nhanh hơn, không phải đặt đế hay tính đường thoát nước.
- Vệ sinh: Tay đòn dễ hơn.
- Chống trộm: Âm sàn.
Để được tư vấn cụ thể, mọi chi tiết xin liên hệ: 0929.112.116